Tư thế khi lái ôtô đúng cho tài xế Việt

Biết cách lái xe không khó, nhưng lái xe thế nào để thoải mái và an toàn, nhất là đi đường dài thì không phải tài xế nào cũng thành thạo. Kiến thức đầu tiên mọi tài xế cần biết là chuẩn bị tư thế lái. Góc cầm vô-lăng, tư thế lưng, vị trí chân trên bàn đạp ga... đều ảnh hưởng tới hành trình. 

1. Chuẩn bị trang phục 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet

Trước khi bắt đầu hành trình, cần chuẩn bị trang phục sao cho thoải mái nhất, không ảnh hưởng đến thao tác, trong đó quan trọng nhất là quần và giày. Nên chọn loại mềm và thoải mái, không quá chật, kích. Giày nên là loại đế mỏng để có cảm giác ga, phanh. Nếu tài xế nữ hay đi giày cao gót nên chuẩn bị sẵn những đôi giày đế mềm trên xe. 

Vào mùa đông, áo khoác lớn sẽ ảnh hưởng tới khả năng xoay vô-lăng và cài dây an toàn. Do đó nên cởi áo khoác khi lên xe. Áo vest ôm người cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng xoay vai, nên chú ý để có thể lái xe không cảm thấy vướng víu. 

2. Ngồi vào ghế 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-1

Khi ngồi vào ghế, tài xế lưu ý đẩy hết thân người về phía lưng ghế sao cho phần mông và hông đều sát, không có khoảng hở ở góc gập ghế. Với tư thế ngồi này, lái xe sẽ tránh được đau lưng và mệt mỏi khi đi đường dài. 

3. Chỉnh khoảng cách ghế

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-2

Chỉnh khoảng cách ghế là một trong những yếu tố quan trọng để xác định vị trí mà tài xế cảm thấy thoải mái nhất khi điều khiển xe. Cách chỉnh ghế như sau:

Đạp chân phanh và chân côn (nếu có) hết mức và chỉnh ghế sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp nhất. Nếu góc gập lớn hơn, chân có xu hướng duỗi thắng, bị với khi đạp. Ngoài ra chân duỗi cũng nguy hiểm nếu va chạm với xe khác, dẫn gãy xương. 

Nếu góc gập nhỏ hơn 120 độ, ví dụ 100 độ hay 90 độ, lúc này chân quá gấp khiến người gần vô-lăng, khó điều khiển. Ngoài ra, khoảng cách gần cũng khiến chân đạp bị vướng không thể xoay sang hai bên. 

Vị trí để chân hợp lý là chân trái trên côn hoặc bệ đỡ trên xe số tự động. Gót chân phải bên dưới chân phanh, vị trí đạp thẳng vào phanh. Khi cần ga thì xoay gót kiểu chữ V, không nhấc hẳn chân sang bàn đạp ga. 

4. Chỉnh độ nghiêng của ghế 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-3

Độ nghiêng của ghế không có một công thức chung cho các xe mà tùy thuộc vào vị trí, kích thước vô-lăng cũng như tầm vóc của người lái. 

Có một cách để chỉnh góc nghiêng ghế cho phù hợp là tài xế duỗi thẳng hai tay lên phần trên của vô-lăng, nếu cánh tay song song với sàn thì góc nghiêng ghế là phù hợp. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với xe cá nhân, những xe chuyên dụng như xe tải, xe bus có vô-lăng lớn hơn thì tùy chỉnh theo từng trường hợp. 

5. Chỉnh chiều cao vô-lăng 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-4

Chiều cao của vô-lăng nên chỉnh sao cho góc tay ngang người đồng thời không bị chắn góc nhìn vào cụm đồng hồ. Nên đặt tay ở góc 9 giờ và 3 giờ và chỉnh cho phù hợp. 

6. Chỉnh khoảng cách vô-lăng 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-5

Khoảng cách vô-lăng phù hợp nhất là cách khoảng 25-30 cm (10 inch) so với vai người lái. Đây cũng là khoảng cách để góc tay tài xế gập khoảng 120 độ. 

7. Điều chỉnh chiều cao ghế 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-6

Chiều cao ghế nên điều chỉnh sao cho tài xế có tầm quan sát đường thoáng, nhìn rõ cụm đồng hồ đồng thời chân ga chân phanh trong tầm kiểm soát. Với người có chiều cao trung bình trên các dòng xe phổ thông, đầu nên cách trần khoảng 5 ngón tay (bàn tay dựng ngang). 

Trong trường hợp chiều cao người hoặc xe không ở mức trung bình thì nên điều chỉnh ghế để mắt người nhìn ngay phía trên khoảng giữa của kính lái. Sau đó kiểm tra lại bảng đồng hồ, chân ga sao cho thoải mái nhất. 

8. Điều chỉnh tựa đầu ghế 

tu-the-khi-lai-oto-dung-cho-tai-xe-viet-7

Tựa đầu ghế nên được điều chỉnh sao cho mép trên ở ngay phía trên mí mắt tài xế một chút. Khoảng cách từ tựa đầu tới gáy không quá xa, chỉ khoảng 2-3 cm. Khi lái xe người có xu hướng lao về trước nên khoảng cách ngắn an toàn và đỡ mỏi cổ. 

9. Những điều chỉnh khác 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam

Ngoài những điều chỉnh trên, các hãng cung cấp nhiều góc điều chỉnh khác cho ghế. Do đó, tài xế nên tận dụng để tạo ra tư thế lái xe thoải mái nhất cho mình. Ví như góc lưng ghế, độ dài mặt ghế. 

10. Đặt tay trên vô-lăng 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-1

Góc đặt tay lái tối ưu cảm giác lái và an toàn nhất là 9 giờ và 3 giờ. Ngón cái bám hờ vào vành vô-lăng. Trong điều kiện lái bình thường, không nên nắm quá chặt hoặc quá lòng vô-lăng, kiểm soát bằng cả ngón cái, lòng bàn tay và những ngón còn lại. 

11. Thắt dây an toàn đúng cách

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-2

Về cơ bản dây an toàn phải thắt qua vai và dưới bụng, không kéo quá căng khiến bụng căng thẳng. Bên cạnh đó, dây không đeo thít vào cổ hay dưới nách, đều không có tác dụng bảo vệ đồng thời gây nguy hiểm cho hành khách. Ở tất cả các ghế đều cần thắt dây an toàn. 

12. Kiểm tra tầm nhìn 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-3

Điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho tầm mắt ở vào giữa hoặc nửa trên trong gương. Giữ mắt quan sát hướng lên trên chứ không nên cúi xuống, khi hướng lên trên ra xa, tài xế có thể quan sát được nhiều tình huống hơn. Bên cạnh đó, gương nên tạo góc nhìn thấy cả đuôi và hông xe. 

13. Để đồ đạc, hành lý trên xe 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-4

Đồ đạc nên để dưới thấp như sàn xe, ở phía trước nơi ghế phụ. Không nên để trên cao hay trong khu chân tài xế vì có thể ảnh hưởng tới chân ga, xô đổ khi phanh gấp. 

14. Chỉnh gương hậu trong xe 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-5

Gương hậu trong xe điều chỉnh sao cho góc nhìn ở trung tâm bao quát kính hậu. Góc nhìn cũng nên mở rộng để quan sát cả hai bên, hạn chế tối đa điểm mù sao cho vật thể khi khuất góc gương hậu trong xe sẽ xuất hiện ngay ở gương hậu ngoài xe. 

15. Sử dụng điều hòa 

tu-the-khi-lai-xe-nhieu-tai-xe-viet-mac-sai-lam-6

Sử dụng điều hòa không chỉ làm mát khoang nội thất mà còn để làm sạch môi trường trong xe và làm trong kính lái. Vào mùa mưa hoặc mùa đông kính lái thường bị mờ do hơi nước ngưng tụ, lúc này nên sử dụng sưởi ấm kính lái. Với xe cũ không có sưởi kính thì bật điều hòa tới mức quạt gió to nhất, và chỉnh luồng gió hất thẳng lên kính để loại bỏ hơi nước ngưng tụ. 

Ảnh: Wikihow

Minh Hy

Theo: www.vnexpress.net

Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận trao đổi

Bài viết khác

Scroll
Phản hồi của bạn